Nghề nghiệp “độc lạ” trong kỳ nghỉ lễ: Kiếm hơn 30 triệu đồng mỗi ngày

0
322
Xem thêm
Dịch vụ tìm lại đồ thất lạc tại các hồ du lịch ở Trung Quốc gây tranh cãi vì mức phí “đắt đỏ”.

Vào kỳ nghỉ lễ lao động đầu tháng 5 vừa qua, ngành du lịch nội địa Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ vượt bậc, đặc biệt là kể từ khi các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái. Chỉ riêng khu vực Hồ Tây nổi tiếng ở tỉnh Chiết Giang cũng đón hàng triệu du khách trong vài ngày nghỉ lễ.

Chính sự bùng nổ du lịch này đã mang lại cho những người dân địa phương “dám nghĩ, dám làm” một nguồn thu nhập mới – nhặt những vật có giá trị mà du khách đánh rơi xuống hồ, chẳng hạn như điện thoại di động hoặc máy ảnh.

Nghề nghiệp "độc lạ" trong kỳ nghỉ lễ: Kiếm hơn 30 triệu đồng mỗi ngày, dù không thành công vẫn nhận được tiền - Ảnh 1.

Kỳ nghỉ lễ trở thành cơ hội kiếm tiền của các thợ lặn địa phương.

Theo SCMP, số lượng du khách làm rơi vật dụng giá trị xuống hồ nhiều đến nỗi những người dân địa phương như Huang Yiyong (40 tuổi) đã từ bỏ các công việc khác của mình chỉ để tập trung vào tìm kiếm. Huang cho biết anh kiếm được khoảng 10.000 nhân dân tệ (tương đương 35 triệu đồng) mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày.

“Nếu có thể nhặt vật bị rơi trong vòng 20 phút, tôi sẽ lấy phí khoảng 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5 triệu đồng). Tuy nhiên, đối với những khu vực khó tiếp cận hoặc đòi hỏi quy trình phức tạp, tôi sẽ lấy phí cao hơn khoảng 1.800 – 2.000 nhân dân tệ (tương đương 6,1 – 6,7 triệu đồng). Trong trường hợp không tìm thấy món đồ, tôi chỉ lấy tiền công 700 nhân dân tệ (khoảng 2,3 triệu đồng)”.

Theo ông Huang, đây là một công việc nguy hiểm, đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp và đầu tư rất lớn vào thiết bị, đồng thời, tỷ lệ thành công của ông lên đến 90%, vì thế mức phí cao cũng là một điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, Huang sẽ tính giá thấp hơn đối với những trường hợp có thể mò tay xuống nước để lấy đồ mà không cần mặc quần áo lặn hoặc sử dụng thiết bị.

Xem thêm
Nghề nghiệp "độc lạ" trong kỳ nghỉ lễ: Kiếm hơn 30 triệu đồng mỗi ngày, dù không thành công vẫn nhận được tiền - Ảnh 2.

Ông Huang Yiyong mặc đồ lặn để tìm đồ cho du khách

Thông thường, Huang nhận được khoảng 2 – 3 đơn đặt hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này tăng gấp đôi vào những thời gian du lịch cao điểm như kỳ nghỉ lễ tháng Năm vừa rồi.

Một nữ du khách từng trả cho ông 1.200 nhân dân tệ để lấy lại điện thoại sau khi cô vô tình làm rơi xuống hồ. Nói về dịch vụ đặc biệt này, nữ du khách cho hay: “Tôi phải tiêu tiền vì tôi đã thử mò xuống lấy nhưng không với tới”.

Huang kiếm được trung bình khoảng 30.000 nhân dân tệ (tương đương 100 triệu) mỗi tháng, số tiền này đủ để ông nuôi 5 đứa con, 4 đứa trong số đó vẫn đang đi học và đứa nhỏ nhất chỉ mới được 1 tuổi.

Nghề nghiệp "độc lạ" trong kỳ nghỉ lễ: Kiếm hơn 30 triệu đồng mỗi ngày, dù không thành công vẫn nhận được tiền - Ảnh 3.

Ông Huang Yiyong trả lại chiếc điện thoại bị rơi xuống hồ cho một người phụ nữ đang đợi trên bờ.

“Vợ và các con tôi đều sống ở quê là tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc. Tôi cần gửi cho họ ít nhất 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng, vì vậy tôi cần phải làm việc chăm chỉ để lo cho gia đình”, ông Huang tâm sự.

Câu chuyện về nghề nghiệp độc đáo này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội, thu hút hơn 56 triệu lượt xem trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc và 5 triệu lượt xem trên nền tảng video ngắn Douyin.

Một trong số những người dùng để lại bình luận: “Tôi cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của anh ấy. Lặn là một công việc nguy hiểm vì tầm nhìn trong hồ rất hạn chế và có nhiều cỏ dại. Thật khó để đối phó với các trường hợp khẩn cấp”.

Một người khác cho biết: “Tôi không nói nên lời khi anh ấy tính phí 700 nhân dân tệ ngay cả khi không tìm được món đồ. Mức phí này quá đắt”.

Trái ngược với suy nghĩ trên, một người dùng bày tỏ: “Nếu một bên sẵn sàng trả tiền và bên kia sẵn sàng cung cấp dịch vụ, thì nghề này chẳng có vấn đề gì cả”.

https://phunuvietnam.vn/nghe-nghiep-doc-la-trong-ky-nghi-le-kiem-hon-30-trieu-dong-moi-ngay-20230506081236575.htm

Xem thêm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here