Ban đầu, vợ tôi nhất quyết đòi ly hôn. Nhưng sau nhiều tác động từ tôi, cô ấy đã dần nguôi ngoai.
Tôi từng trót dại có mối quan hệ “ngoài luồng” với đồng nghiệp cùng cơ quan. Không hiểu bằng cách nào, vợ tôi đã phát hiện được.
Khi chuyện bị lộ, tôi như bị “sét đánh”, cảm thấy tội lỗi ngập tràn trong tôi. Vì chỉ là “thoáng qua”, tôi nhanh chóng kết thúc mối quan hệ đó và tìm mọi cách kết nối lại với vợ.
Tôi biết khi bị tổn thương bởi người mình yêu, nỗi đau đó cần rất nhiều thời gian để chữa lành. Nhất là sự phản bội, sẽ rất khó để vợ tôi tha thứ.
Tôi từng xin lỗi, tỏ ra hối hận nhiều lần và cố gắng chuộc lỗi bằng hành động. Tôi cũng từng rất thất vọng khi vợ mãi không tha thứ cho mình.
Nhưng giờ vợ chồng tôi đã “hòa bình” trở lại, đó là nhờ đâu?
Tôi đã rất hối hận, cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân này. (Ảnh minh họa: Sohu).
Đầu tiên, tôi thực sự hối lỗi với vợ để tìm kiếm sự tha thứ.
Đàn ông nên nhớ, quan trọng nhất là đừng ép buộc vợ. Họ có quyền tha thứ cho mình hay không.
Nếu cứ yêu cầu sự thương xót, điều đó sẽ khiến cho cô ấy thấy rằng mình không thực sự hối hận về những điều đã làm. Tôi biết những người ngoại tình như tôi không có quyền đòi hỏi bất kỳ điều gì.
Việc mong vợ tha thứ được tôi thực hiện một cách rõ ràng, chân thành và khiêm tốn. Tôi không trộn lẫn lời xin lỗi vào những thứ khác hoặc cố gắng giải thích cho hành động sai trái của mình.
Sau này có thể giãi bày nếu cần, nhưng ban đầu, tôi luôn thể hiện mình biết chịu trách nhiệm và không bao giờ bất chấp mọi thứ để biện minh.
Tôi tìm nhiều cách xin lỗi khác nhau.
Một lời xin lỗi chân thành sẽ giúp vợ mở lòng hơn. Mọi người thường có xu hướng lặp đi lặp lại lời xin lỗi khi thấy mình đã làm sai, nhất là sau khi bị phát hiện ngoại tình.
Đúng là khi nhìn thấy vợ khóc lóc, buồn bã, tôi cảm thấy tội lỗi, hối hận và muốn xin lỗi không ngừng. Nhưng tôi nhận ra điều này là không nên.
Bởi như thế tôi sẽ khiến cho vợ và ngay cả chính tôi nghĩ rằng đã hết cách trong việc hàn gắn mối quan hệ này.
Thay vào đó, tôi nói lời xin lỗi theo nhiều cách khác nhau như:
– Anh thực sự rất hối hận khi đã làm em buồn. Anh biết anh sai rồi.
– Đây chính là bài học cho anh, anh đã rất thấm thía và rút kinh nghiệm sâu sắc…
Tôi cũng tiếp tục dằn vặt bản thân vì những sai lầm, tổn thương gây ra cho vợ.
Tôi không để vợ mình đau buồn trong thời gian dài.
Vợ tôi cần thời gian để bình tâm lại, chữa lành vết thương khi bị tôi phản bội.
Trong khoảng thời gian đó, những cảm xúc tiêu cực như tức giận, oán hận có thể tăng lên rất nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc hôn nhân của chúng tôi. Vì vậy, quá trình này nên được đẩy nhanh hơn.
Tôi không muốn vợ mình suy sụp, đau buồn quá lâu nên giúp cô ấy đến gặp bác sĩ tâm lý. Chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho vợ tôi.
Tôi thường xuyên quan tâm, hỏi vợ cảm thấy thế nào, tổn thương ra sao. Tôi cố gắng thực sự lắng nghe, đồng cảm với cô ấy. Tôi không muốn cô ấy luôn trong tư thế phòng thủ với tôi, thay vào đó là cùng nhau thảo luận để tìm ra hướng giải quyết.
Vợ tôi không phải người duy nhất trải qua cảm xúc đau buồn. Tôi cũng thế bởi tôi nhiều lúc cảm giác như không còn hy vọng gì vào cuộc hôn nhân này, sau khi bị phát hiện có mối quan hệ “ngoài luồng”.
Nỗi đau của vợ tôi cần được giải quyết để chúng tôi có sự thoải mái khi tiếp xúc và cùng nhau hướng đến “hòa bình”, tương lai mới tốt đẹp hơn.
Tôi cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Điều quan trọng trong hành trình tìm kiếm sự tha thứ từ vợ là luôn để cô ấy thấy con người mới của tôi sau khi có bài học từ những sai lầm. Không ai là hoàn hảo, nhưng tôi đã cố hết sức để trở thành một phiên bản tốt hơn trong mọi việc tôi làm.
Tôi nghĩ có hai điều cần nhớ khi nói đến sự tha thứ. Một là phải xem vợ và chính tôi là những con người không hoàn hảo.
Hai là tránh tự trừng phạt bản thân quá nhiều. Bởi khi tôi cứ trừng phạt bản thân, vô hình chung tôi sẽ có xu hướng rất tiêu cực và đưa ra trước hậu quả – đó là ly hôn. Điều này sẽ chỉ cản trở cho mối quan hệ của vợ chồng tôi.
Theo Dân trí